5 chiến lược tấn công trong chiến tranh và tiếp thị
Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn năm lựa chọn chiến lược gốc của Tấn công, thường được ứng dụng cho các thương hiệu mới khi gia nhập vào thị trường hoặc những thương hiệu đang ở vị trí đeo bám người dẫn đầu.
Dành cho các doanh nghiệp có nguồn lực đủ lớn và sẵn sàng đối đầu trực tiếp với những thương hiệu dẫn đầu. Hiện nay, tấn công trực diện đa phần là cuộc cạnh tranh giữa những “ông lớn” trên thị trường, như Pepsi đối đầu với Coca-Cola hiện nay chẳng hạn. Nếu bạn không phải một công ty “có điều kiện”, sẽ khôn ngoan hơn nếu lựa chọn các phương án khác.
Tức là tập trung nguồn lực tấn công vào một thị trường ngách hoặc một cách tiếp cận khác để tránh đối đầu trực diện với các “ông lớn”. Chẳng hạn khi Pepsi mới gia nhập ngành hàng nước giải khát, lúc đó toàn bộ thị trường gần như thuộc về Coca-Cola, nên thương hiệu này đã tập trung truyền thông hướng đến đối tượng người trẻ. Đây là cách thức khá thông minh để gia nhập thị trường, bởi sau nhiều năm Pepsi đã mở rộng thành một doanh nghiệp không kém cạnh so với Coca-Cola.
Đây là chiến lược chia nhỏ nguồn lực để thâm nhập vào nhiều thị trường cùng một lúc, nơi mà các doanh nghiệp dẫn đầu vẫn chưa chiếm lĩnh được. Lấy ví dụ thị trường cà phê tại Việt Nam, nơi có nhiều phân khúc từ cao cấp cho đến vô cùng bình dân, tồn tại những ngách thị trường mà các doanh nghiệp lớn chưa vươn tới được. Một số thương hiệu đã thành công với chiến lược này có thể kể đến như Guta, Milano và một số thương hiệu khác nữa.
Đối đầu trực diện và thách thức các đối thủ trên mọi mặt trận và phương diện. Chiến lược này phù hợp với các thương hiệu đã có sẵn vị thế trên thị trường, và cũng là một cách hữu hiệu để bảo toàn thị phần. Trong ngành hàng điện thoại di động, Samsung đã áp dụng chiến lược tấn công bao phủ vào nhiều phân khúc khác nhau thách thức tất cả các thương hiệu trên gần như tất cả các mặt trận.
Nắm bắt một khoảnh khắc hoặc một sự thay đổi đột biến mà có thể tái định nghĩa thị trường và xác lập nên những nhu cầu mới. Đây là chiến lược tấn công tốt nhất nhưng không dễ thực hiện, bởi để áp dụng được thì doanh nghiệp cần ứng dụng nhiều công nghệ, nghiên cứu để dự đoán trước và bắt kịp xu hướng, qua đó bỏ lại tất cả đối thủ lại phía sau. Chẳng hạn như câu chuyện Uber đã giúp phổ quát hoá khái niệm nền kinh tế chia sẻ trong ngành giao thông vận tải.
*Nguồn: Brandvietnam